Cận cảnh tục bó chân thành "gót sen" của phụ nữ xưa

(Phunutoday) - Để có được đôi chân "gót sen", phụ nữ Trung Quốc xưa đã phải chịu bao đau đớn trong quá trình bó chân.
'Kim liên tam thốn' hay gót sen ba tấc là một tiêu chuẩn lạ kỳ về vẻ đẹp của phụ nữ Trung Quốc xưa.

"Kim liên tam thốn" hay gót sen ba tấc là một tiêu chuẩn lạ kỳ về vẻ đẹp của phụ nữ Trung Quốc xưa.

Để có được đôi chân với hình dáng lạ lùng này, người phụ nữ phải trải qua quá trình bó chân cực đau đớn.

Để có được đôi chân với hình dáng lạ lùng này, người phụ nữ phải trải qua quá trình bó chân cực đau đớn.

Theo nhiều quan điểm, tục bó chân bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Tống và tồn tại tới tận đời Thanh.

Theo nhiều quan điểm, tục bó chân bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Tống và tồn tại tới tận đời Thanh.

Đối với phụ nữ Trung Quốc thời đó, đôi chân nhỏ 'gót sen' được coi là một nét đẹp của nữ giới.

Đối với phụ nữ Trung Quốc thời đó, đôi chân nhỏ "gót sen" được coi là một nét đẹp của nữ giới.

Phụ nữ bị bó chân thường đi lại không vững vàng, khiến họ giống như những cành sen đong đưa trong gió.

Phụ nữ bị bó chân thường đi lại không vững vàng, khiến họ giống như những cành sen đong đưa trong gió.

Bên cạnh đó, bó chân còn được coi là biểu hiện của sự cao quý. Người con gái không có bàn chân bó thường bị khinh thường.

Bên cạnh đó, bó chân còn được coi là biểu hiện của sự cao quý. Người con gái không có bàn chân bó thường bị khinh thường.

Con gái quý tộc không bó chân chỉ có cơ hội lấy chồng ở đẳng cấp kém hơn, còn con gái những nhà nghèo thì dễ bị bán làm nô lệ.

Con gái quý tộc không bó chân chỉ có cơ hội lấy chồng ở đẳng cấp kém hơn, còn con gái những nhà nghèo thì dễ bị bán làm nô lệ.

Việc bó chân được bắt đầu từ năm 2 - 5 tuổi khi xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện để khi trưởng thành sẽ có kích thước bàn chân từ 7-10 cm.

Việc bó chân được bắt đầu từ năm 2 - 5 tuổi khi xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện để khi trưởng thành sẽ có kích thước bàn chân từ 7-10 cm.

Những cô gái Trung Quốc buộc phải đi giày sen có kích thước siêu nhỏ, dưới 10 cm để phù hợp với tạo hình dị thường của đôi chân.

Những cô gái Trung Quốc buộc phải đi giày sen có kích thước siêu nhỏ, dưới 10 cm để phù hợp với tạo hình dị thường của đôi chân.

Trước tiên, chân của các bé gái được ngâm trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật. Sau đó, người bó chân xoa bóp nhẹ nhàng rồi dùng lực mạnh để bẻ quặp các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân.

Trước tiên, chân của các bé gái được ngâm trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật. Sau đó, người bó chân xoa bóp nhẹ nhàng rồi dùng lực mạnh để bẻ quặp các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân.

Cuối cùng, cả bàn chân được quấn thật chặt trong băng vải. Quá trình bó chân diễn ra trong 2 năm.

Cuối cùng, cả bàn chân được quấn thật chặt trong băng vải. Quá trình bó chân diễn ra trong 2 năm.

Mỗi lần tháo băng vải ra, người phụ nữ còn dùng dao tạo ra những vết cắt sâu ở lòng bàn chân để công đoạn này diễn ra suôn sẻ hơn. Dù đau đớn, các cô gái vẫn buộc phải đi lại để chân thêm biến dạng.

Mỗi lần tháo băng vải ra, người phụ nữ còn dùng dao tạo ra những vết cắt sâu ở lòng bàn chân để công đoạn này diễn ra suôn sẻ hơn. Dù đau đớn, các cô gái vẫn buộc phải đi lại để chân thêm biến dạng.

Sau 2 năm, bàn chân sẽ giữ nguyên hình dạng trong suốt cuộc đời sau đó. Những biến chứng thường gặp là bàn chân bị sưng, chảy mủ và thậm chí là hoại tử.

Sau 2 năm, bàn chân sẽ giữ nguyên hình dạng trong suốt cuộc đời sau đó. Những biến chứng thường gặp là bàn chân bị sưng, chảy mủ và thậm chí là hoại tử.

Những đôi giày sen được thêu họa tiết tinh tế và sinh động trên chất liệu vải lụa này làm tôn thêm vẻ đẹp kỳ bí, e ấp của phụ nữ Trung Quốc xưa.

Những đôi giày sen được thêu họa tiết tinh tế và sinh động trên chất liệu vải lụa này làm tôn thêm vẻ đẹp kỳ bí, e ấp của phụ nữ Trung Quốc xưa.

Đôi giày sen màu đỏ thường được phụ nữ Trung Quốc đi vào ngày cưới.

Đôi giày sen màu đỏ thường được phụ nữ Trung Quốc đi vào ngày cưới.

Năm 1911, chính phủ mới của Trung Quốc tuyên bố xóa bỏ hủ tục bó chân đau đớn. Dẫu vậy, tại những vùng thôn quên vẫn có thể bắt gặp các cụ bà với bàn chân bó tới biến dạng.

Năm 1911, chính phủ mới của Trung Quốc tuyên bố xóa bỏ hủ tục bó chân đau đớn. Dẫu vậy, tại những vùng thôn quên vẫn có thể bắt gặp các cụ bà với bàn chân bó tới biến dạng.

Vy Anh